Tổng quan Chăn thả bảo tồn

Lịch sử

Giống bò cao nguyên được sử dụng trong chăn nuôi có kiểm soát

Đối với đồng cỏ cổ xưa, các loài động vật gặm cỏ, động vật ăn cỏ là một phần quan trọng của hệ sinh thái nơi đây. Khi các động vật gặm cỏ bị chuyển đi theo cách nào đó, các vùng đất được chăn thả có bề dày lịch sử này có thể cho thấy sự suy giảm cả về mật độ lẫn tính đa dạng sinh học của thảm thực vật, cho thấy tầm quan trọng của chúng. Lịch sử của đất đai có thể giúp các nhà sinh thái học và các nhà bảo tồn xác định cách tiếp cận tốt nhất cho một dự án bảo tồn.

Các mối đe dọa lịch sử đối với đồng cỏ chủ yếu bắt đầu bằng việc chuyển đổi đất thành ruộng cây. Tuy nhiên, mối đe dọa này chuyển sang kỹ thuật quản lý đất đai không đúng và gần đây hơn với việc mở rộng các loài cây gỗ do thiếu quản lýbiến đổi khí hậu. Những mối đe dọa cản trở tầm quan trọng sinh thái của cộng đồng đồng cỏ. Đồng cỏ là một bồn thanh tẩy và xử lý carbon, và có lợi cho vật nuôi. Về mặt sinh thái, nếu được quản lý đúng cách, chăn thả bảo tồn có thể giúp khôi phục các tài sản sinh thái mang tính lịch sử này. Tuy nhiên, nếu mức độ chăn thả quá cao, cây bụi sẽ tồn tại trên đồng cỏ.

Năm 1985, Hoa Kỳ đã thành lập Chương trình bảo tồn dự trữ (CRP) đã phát tiền cho nông dân để lại đất hoang, thay vì sử dụng nó cho cây trồng hoặc chăn thả. Người ta cho rằng việc loại trừ hoặc sử dụng chăn thả vừa phải sẽ là một yếu tố quan trọng trong các quyết định trong tương lai về việc phải làm gì với đất đai là một phần của chương trình CRP. Đất đai có thể sử dụng đa dạng trong tương lai. Việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu có liên quan nhiều đến việc cô lập carbon, và đồng cỏ rộng lớn có thể đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình này. Nhưng nó cũng có thể được sử dụng để luân canh cây trồng vì lợi ích của quần thể động vật hoang dã.

Thực tiễn

Chăn nuôi bò để cại tạo đất

Việc sử dụng chăn thả bảo tồn phụ thuộc vào kiểu và loại hệ sinh thái, môi trường sống và cộng đồng thực vật nào được mong muốn được duy trì hoặc phục hồi. Chăn thả là một công cụ hữu ích được sử dụng để tạo ra một khu vực cỏbụi cây nhỏ chiếm ưu thế. Các nhà nghiên cứu là TaskerBradstock đã phát hiện ra rằng các khu vực chăn thả quay về độ phức tạp của thảm thực vật thấp hơn so với việc không được chăn thả, tuy nhiên điều này chủ yếu là do các loài cây và cây bụi tạo ra điểm phức tạp cao hơn so với cỏ là khu vực chăn thả chủ yếu là cỏ bó và cây bụi.

Một số khu vực đã từng có, trong lịch sử như miền rừng, rừng gỗ có thể được chọn để khôi phục lại các điều kiện sinh thái lịch sử, do đó, nghiên cứu của Tasker và Bradstock sẽ ngụ ý rằng các khu vực rừng nên vẫn được chăn nuôi bằng vật nuôi như gia súc đặc biệt là chăn nuôi bò. Thực hành bảo tồn như việc chăn thả cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu không, việc chăn thả này có thể bị lạm dụng và có tác dụng ngược lại so với dự định. Việc chăn thả quá mức có thể gây xói mòn, phá hủy môi trường sống, đất bạc màu, hoặc giảm đa dạng sinh học (sự phong phú của loài).

Một vấn đề gây tranh cãi với các hoạt động chăn thả này là liệu chăn thả bảo tồn có thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng đồng cỏ hay không và cần phải thực hiện cường độ quản lý chăn thả. RamboFaeth nhận thấy rằng việc sử dụng các động vật có xương sống (chủ yếu là gia súc) để chăn thả của một khu vực sẽ làm tăng sự phong phú của các loài thực vật bằng cách giảm sự phong phú của các loài ưu thế và tăng sự đa dạng, phong phú của các loài quý hiếm. Sự suy giảm về sự phong phú có thể dẫn đến một tán rừng rộng hơn và nhiều chỗ cho các loài thực vật khác xuất hiện.

Hiệu ứng

Chăn nuôi ngựa

Các loài chăn thả khác nhau có tác dụng khác nhau. Nai sừng tấmngựa có tần suất chăn thả tương tự với gia súc, bò nhưng có xu hướng lan rộng vùng chăn thả của chúng để bao phủ khu vực rộng hơn, tạo ra một hiệu ứng nhỏ hơn trên một khu vực nhất định so với bò. Tương tự như vậy, gia súc đã được cho rằng chúng sẽ là vật hữu ích hơn trong việc khôi phục đồng cỏ với sự phong phú loài ở mức thấp, và cừu đã được cho thấy sự hữu ích cho việc tái lập các cánh đồng hoang địa, cụ thể ở Sheetland có giống cừu Shetland cũng được nuôi để chăn thả bảo tồn đồng cỏ.

Loại diện tích cần được khôi phục hoặc duy trì sẽ xác định các loài gặm cỏ lý tưởng cho chăn thả bảo tồn. Dumont và cộng sự tìm ra được những chứng cớ cho thấy rằng trong việc sử dụng các giống khác nhau của bò đực thì rằng là giống truyền thống xuất hiện hơi chọn lọc ít hơn so với giống thương mại, nhưng đã không tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong đa dạng sinh học. Trong nghiên cứu đặc biệt này, đa dạng sinh học được duy trì bởi cùng một số lượng bởi cả hai loại giống.

Nói chung, ở châu Âu thì các giống bò được ưu tiên để chăn thả bảo tồn. Dê hoang dã đôi khi được sử dụng để chăn thả bảo tồn, để kiểm soát sự lây lan của các bụi không mong muốn hoặc cỏ dại trong môi trường sống tự nhiên mở như đồng cỏ phấn và đồng cỏ đồi thấp. Ở xứ Wales thường có những con dê hoang sinh sống ở vùng núi Welsh, chúng được sử dụng để bảo tồn chăn thả gia súc ở một số nơi như StackpoleSouth Wales hoặc Great Orme ở Llandudno ở Bắc xứ Wales. Đây chính là hiệu ứng phục hồi chăn thả phụ thuộc vào loài gặm cỏ.